Quy định kiểm tra bình chữa cháy mà bạn nên biết

Nội Dung Bài Viết

Quy định kiểm tra bình chữa cháy cần nghiêm chỉnh thực hiện, bình chữa cháy cần được kiểm tra định kỳ để sử dụng an toàn trong thời gian dài

Hiện nay, tại bất kỳ đâu cũng đều được trang bị các bình chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ. Vì thế, kiểm tra, bảo dưỡng bình định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết mà ai cũng phải nắm được. Bài viết sau đây sẽ nói rõ hơn về quy định kiểm tra bình chữa cháy để mọi người cùng tham khảo.

Tại sao nên kiểm tra bình chữa cháy định kỳ?

Bình chữa cháy là dụng cụ rất quan trọng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các công trình khác nhau. Vì vậy, việc kiểm tra bình chữa cháy định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ.

Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ.
Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ.

Nếu bình chữa cháy được kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn luôn kiểm soát được lượng chất chữa cháy bên trong còn hay hết. Từ đó, bình sẽ được thay mới hoặc đem đi nạp thêm. Bởi nếu để bình hết hạn sử dụng hoặc chất chữa cháy bên trong bình đã hết thì không thể dập tắt được các đám cháy. Và điều này sẽ gây ra những hậu quả hết sức đáng tiếc về người và tài sản.

Các quy định kiểm tra bình chữa cháy bạn nên biết

Với vai trò vô cùng quan trọng như vậy thì việc kiểm tra bình chữa cháy đã được quy định rất cụ thể như sau:

Phân loại các loại bình chữa cháy

Hiện nay, bình chữa cháy theo quy định được chia thành 5 loại:

  • Loại 1: Bình có áp suất nén với chất chữa cháy là nước hoặc bọt
  • Loại 2: Bình có áp suất nén với chất chữa cháy là bột
  • Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước hoặc bọt
  • Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột
  • Loại 5: Bình chữa cháy có chứa khí

Thời gian kiểm tra bình chữa cháy

Theo cục phòng cháy chữa cháy thì thời gian quy định kiểm tra bình chữa cháy đối với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ theo mức độ như sau:

  • Cơ sở có nguy cơ cao thì 3 tháng sẽ kiểm tra định kỳ một lần
  • Cơ sở có nguy cơ trung bình thì 6 tháng kiểm tra định kỳ một lần
  • Cơ sở có nguy cơ thấp thì 12 tháng sẽ kiểm tra định kỳ một lần
Thời gian thực hiện kiểm tra bình chữa cháy sẽ tùy theo mức độ có thể xảy ra cháy nổ.
Thời gian thực hiện kiểm tra bình chữa cháy sẽ tùy theo mức độ có thể xảy ra cháy nổ.

>>> Xem thêm dịch vụ : thi công hệ thống pccc

Các công việc cần làm khi kiểm tra bình chữa cháy

Theo quy định kiểm tra bình chữa cháy sẽ được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra xem có gỉ sét ở bên ngoài thân bình hay không? Nếu bình chưa gỉ sét thì có thể bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng. Còn nếu bình bị gỉ sét nhiều thì cần thay thế bằng bình mới để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra lượng chất chữa cháy cò bằng cách cân bình chữa cháy. Sau đó đối chiếu so với khối lượng ghi trên bình khi đưa vào sử dụng lần đầu.
  • Kiểm tra lăng phun và vòi phun xem có bị hư hỏng không? Nếu hư hỏng thì cần phải thay thế và vệ sinh sạch sẽ.
  • Kiểm tra thiết bị chỉ áp suất xem còn ở mức quy định không? Nếu áp suất giảm xuống dưới 10% thì cần thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra khả năng vận hành và kiểm soát sự xả
  • Riêng đối với loại bình 3 và 4 thì cần kiểm tra cả bên trong và ngoài vỏ bình để có thể phát hiện được sự ăn mòn. Nếu bình ăn mòn quá nhiều thì cần loại bỏ và thay thế bình mới.
  • Đối với bình chứa chất chữa cháy dạng bột cần kiểm tra xem có dấu hiệu của sự vón cục hay không? Bởi nếu xảy ra tình trạng này thì chất chữa cháy sẽ không phun được ra khỏi vòi khi sử dụng. Lúc này, bình cần loại bỏ tất cả bột ở trong và nạp bằng bột mới của nhà sản xuất.
Cần kiểm tra bình chữa cháy đầy đủ theo quy định
Cần kiểm tra bình chữa cháy đầy đủ theo quy định

Quy định mật độ bình chữa cháy

Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết thêm về quy định mật độ bình chữa cháy để có thể vừa thực hiện công tác kiểm tra dễ dàng vừa đảm bảo an toàn khi xảy ra cháy nổ. Theo quy định chung thì bình cứu hỏa cần bố trí đảm bảo những yêu cầu như sau:

+ Mỗi công trình cần đảm bảo số lượng bình cứu hỏa tối thiểu cần phải giúp bảo vệ các mối nguy hiểm một cách tốt nhất. Đối với những mối nguy hiểm đặc biệt thì cần có mật độ bình chữa cháy cao hơn hoặc bình chữa cháy có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Chẳng hạn như ở những nơi có đồ vật tồn chứa cao thì cần bình chữa cháy có khả năng phun thẳng đứng thích hợp.

Xem thêm sản phẩm có thể bạn quan tâm: các loại bình chữa cháy

+ Người sử dụng công trình cần đảm bảo bố trí bình cứu hỏa sao cho bảo vệ được kết cấu của toàn bộ công trình đó. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến các mối nguy hiểm ẩn chứa bên trong.

+ Đối với những khu vực có người thì cần xác định xem có mỗi nguy hiểm thấp, trung bình hay cao. Ngoài khả năng dễ cháy thì người bố trí bình cứu hỏa còn cần xem xét số lượng người, lứa tuổi để tính toán khả năng sơ tán trong trường hợp cháy nổ.

+ Ngoài ra quy định còn chỉ ra việc bố trí và công suất bình cứu hỏa đối với mối nguy hiểm loại A, B theo bảng sau:

Quy định đối với mối nguy hiểm loại A, B
Quy định đối với mối nguy hiểm loại A, B

Bố trí bình cứu hỏa và công suất bình theo những bảng trên sẽ hạn chế được mức độ nguy hiểm khi bị cháy nổ.

Trên đây là những thông tin chung về quy định kiểm tra bình chữa cháy. Đây là những thông tin hữu ích mà công trình nào cũng cần ghi nhớ. Nếu tuân theo những quy định trên thì chắc chắn sẽ hạn chế được thương vong hay thiệt hại tài sản khi xảy ra cháy nổ.

Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây

Để lại một bình luận