Bình chữa cháy MFZ là gì? Tìm hiểu từ A đến Z

Bình chữa cháy MFZ là gì? Thành phần cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách thức sử dụng và bảo quản hiệu quả nhất cho cuộc sống tiện lợi, an toàn

Trong danh sách các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện nay, bình chữa cháy MFZ được nhắc đến khá nhiều và ngày càng thông dụng trong nhà hàng, khu chung cư, toà nhà và nhiều không gian khác. Vậy, bình chữa cháy MFZ là gì? Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu – nhược điểm, cách sử dụng, bảo quản … Tất cả những thông tin liên quan sẽ được giới thiệu chi tiết trong bài viết sau:

Bình chữa cháy MFZ là gì? Đặc điểm phân biệt?

Bình chữa cháy MFZ là gì? Bình chữa cháy MFZ là loại bình chữa cháy bên trong có chứa bột chữa cháy nén cùng khí đẩy được nạp trực tiếp trong bình. Cách gọi tên này phân biệt với bình chữa cháy MF – Có bình khí và bột được đặt riêng trong bình và bình chữa cháy OPX – có bình khí nằm ngoài bình bột.

Bình chữa cháy MFZ là gì?
Bình chữa cháy MFZ là gì?

Loại bình chữa cháy này hoạt động trên nguyên lý làm ngạt. Bình được thiết kế để khi bóp van, khí đẩy được nén bên trong kéo theo bột khô qua vòi phun ra ngoài và tiếp cận đám cháy.

Bột khô cùng khí không cháy không chỉ làm làm loãng nồng độ oxi xung quanh đám cháy mà còn tạo thành lớp màng cách ly oxy và chất cháy, làm ngạt sự cháy và ức chế phản ứng cháy.

Thành phần chất chữa cháy trong bình chữa cháy MFZ

Thành phần chất chữa cháy trong Bình chữa cháy MFZ là gì? Như đã nói phía trên, chất chữa cháy trong bình MFZ gồm 2 phần chính:

+ Khí đẩy: Thường là khí N2 trơ, không cháy, không dẫn điện khi điện áp dưới 50kV.

+ Bột chữa cháy: Là loại bột mịn, trắng, không cháy, không vón cục, không hút ẩm, không độc, nếu chứa trong bình kín bảo quản lâu dài, sau khi chữa cháy có thể hoá cặn. 80% thành phần của bột chữa cháy là NaHCO3.

Trong MFZ có chứa bột chữa cháy và khí
Trong MFZ có chứa bột chữa cháy và khí

Các loại bột, bình được ký hiệu phổ biến gồm: ABC, BC, AB với khả năng chữa cháy khác nhau:

– Bột loại A: Dùng chữa đám cháy vật liệu rắn. Chúng thường là chất hữu cơ, sau cháy tạo ra than hồng.

– Bột loại B: Dùng chữa đám cháy chất lỏng hoặc chất rắn có thể hóa lỏng.

– Bột loại C: Dùng chữa đám cháy chất khí.

Ký hiệu tương ứng in trên mỗi bình cho biết loại bột chứa bên trong và khả năng chữa cháy. Như vậy, bình có ký hiệu BC có thể dập tắt cháy chất lỏng, khí. Bình ký hiệu AB chữa được đám cháy chất rắn là lỏng…

>>> Xem thêm dịch vụ : lắp đặt hệ thống báo cháy

Cấu tạo bình chữa cháy MFZ

Bình cứu hỏa MFZ là 1 bình thép đúc hình trụ đứng, có khả năng chịu áp lực cao. Bình được sơn đỏ đặc trưng, dán/in nhãn đầy đủ thông tin thành phần, cách sử dụng. 

Cấu tạo bình gồm vỏ, tay cò, tay xách, ... 
Cấu tạo bình gồm vỏ, tay cò, tay xách, …

Phần vỏ bình được kết nối với phần miệng với van và đồng hồ áp lực như sau:

+ Tay cò hoặc Van xoay: Có tác dụng đóng/mở khí, nối miệng với vòi phun tại đầu vỏ bình. Thường được kẹp chì an toàn.

+ Tay xách: Giúp mang, xách bình tiện lợi hơn.

+ Đồng hồ áp lực khí đẩy: Đo áp lực khí nén trong bình. Nếu kim chỉ vạch vàng nghĩa là khi nén đầy bình, vạch xanh báo hiệu khí không đầy nhưng vẫn còn sử dụng được. Nếu chỉ cuối vạch xanh hoặc vạch đỏ không nên sử dụng mà cần nạp lại khí để đảm bảo khả năng chữa cháy.

+ Ống dẫn khí: Dẫn khí từ bình ra loa phun. Ống được làm từ cao su có khả năng chịu áp lực cao.

+ Loa và vòi phun: Được làm từ nhựa, kim loại hoặc cao su, kích thước phù hợp với từng loại bình.

+ Chốt an toàn: Đảm bảo độ kín và an toàn của bình.

Phân loại và cách sử dụng

Bình chữa cháy bột khô MFZ hiện có 2 loại chính là: Bình xách tay và Bình xe đẩy. Cách kiểm tra tình trạng sử dụng của chúng khá giống nhau trong khi cách sử dụng từng loại có ít nhiều khác biệt.

Bình MFZ dạng xe đẩy
Bình MFZ dạng xe đẩy

==>Xem thêm sản phẩm có thể bạn quan tâm: các loại bình chữa cháy

Cách kiểm tra chất lượng bình chữa cháy MFZ

Tiến hành kiểm tra áp lực khí trong bình 6 tháng/lần bằng cách đọc chỉ số đồng hồ đo áp lực. Nếu kim đồng hồ chỉ vạch màu đỏ tới hạn không nên sử dụng mà cần nạp lại bình.

Ngoài ra, cũng cần nạp lại khí đối với bình đã qua sử dụng.

Cách dùng bình chữa cháy MFZ xách tay

  • Xách bình đến gần đám cháy.
  • Dốc ngược, lắc, xóc bình 5 – 7 lần hoặc hơn đảm bảo bột và khí bên trong tơi đều.
  • Đặt bình xuống đất, giật chốt bảo hiểm hãm kẹp chì ở miệng bình
  • 1 tay cầm vòi phun, 1 tay sẵn sàng ở van bóp, đứng theo đầu hướng gió (nếu có thể), cách đám cháy 1,5 – 4m (tuỳ tình hình và loại bình), hướng loa phun vào gốc lửa.
  • Bóp van, phun bột theo gốc ngọn lửa, tiến lại gần nếu lửa nhỏ đi. Lửa tắt dùng phun.
Chữa cháy với bình MFZ xách tay
Chữa cháy với bình MFZ xách tay

Cách dùng bình chữa cháy MFZ loại xe đẩy

  • Đẩy bình đến nơi có đám cháy
  • Kéo vòi rulo đảm bảo việc dẫn bột không bị tắc nghẽn.
  • Hướng lăng phun bột vào gốc đám cháy.
  • Giật chốt an toàn ở miệng bình, kéo mở van chính vuông góc với mặt đất.
  • Chọn hướng thuận chiều gió, cầm chặt lăng phun, bóp cò để bột phun ra.

Cách nạp bình chữa cháy MFZ

Việc nạp sạc bình chữa cháy MFZ cần được thực hiện khi kiểm tra áp lực không đảm bảo hoặc sau khi sử dụng. Công việc này cần được thực hiện định kỳ, đảm bảo đúng quy trình, chất lượng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Để nạp bình, người sử dụng tìm đến các cửa hàng, đơn vị cung cấp thiết bị PCCC để mua bột chữa cháy đồng thời nạp sạc bình đảm bảo đúng quy chuẩn.

Đánh giá sử dụng

Sau quá trình sử dụng, người ta đánh giá mẫu bình chữa cháy MFZ với những ưu – nhược điểm sau.

Ưu điểm

  • Dễ kiểm tra, sử dụng, an toàn, thao tác đơn giản.
  • Sử dụng hiệu quả với các đám cháy xăng, dầu,…
  • Bảo quản lâu do chất chữa cháy trong bình có dạng bột.
  • Sử dụng trong phòng kín, không độc khi xịt trực tiếp lên người, ít ngạt cho người sử dụng.
  • Có thể nạp lại và tiếp tục sử dụng
  • Phù hợp với những nơi yêu cầu an toàn chữa cháy cao như nhà máy sản xuất

Nhược điểm

  • Cân nhắc khi sử dụng đối với các đám cháy chất rắn vì bình MFZ thích hợp nhất dập đám cháy chất lỏng, khí.
  • Bột chữa cháy dễ bám cặn, ăn mòn, hư hỏng linh kiện điện tử, tốt nhất không nên dùng chữa đám cháy các thiết bị này
  • Vệ sinh, lau dọn đồ vật và không gian sau cháy gặp nhiều khó khăn
Cách bảo quản MFZ
Cách bảo quản MFZ

Cách bảo quản bình chữa cháy MFZ

Bình chữa cháy cần được bảo quản đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng chữa cháy:

– Bình chịu được nhiệt độ cao nhất là 50 độ C. Đặt ở thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng, bức xạ mạnh.

– Chọn vị trí dễ nhìn và lấy, có mái tre nếu đặt ngoài trời.

– Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va chạm, chấn động mạnh.

Các bạn vừa tìm hiểu: Bình chữa cháy MFZ là gì? Cùng chi tiết cấu tạo, hoạt động và cách thức sử dụng, bảo quản của nó. Hi vọng những kiến thức phòng và chữa cháy trên đây có thể góp phần đem lại cuộc sống an toàn đồng thời giúp ích cho bạn trong những trường hợp khẩn cấp khi có đám cháy trong nhà. Cuối cùng, hãy luôn chú ý và chuẩn bị các vật dụng, thiết bị chữa cháy để đảm bảo an toàn bạn nhé.

Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây

Trả lời

0941 900 114