Phương tiện chữa cháy cơ giới là gì? Bảo dưỡng chúng ra sao

Phương tiện chữa cháy cơ giới là gì? Phương tiện chữa cháy cơ giới gồm những thiết bị nào? Pháp luật quy định như thế nào về cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy cơ giới?

Phương tiện chữa cháy cơ giới là gì? Phương tiện chữa cháy cơ giới gồm những thiết bị nào? Pháp luật quy định như thế nào về cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy cơ giới? Để biết thêm chi tiết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Đảm bảo sẽ cho bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất.

Phương tiện chữa cháy cơ giới là gì?

Phương tiện trong chữa cháy cơ giới là gì?
Phương tiện trong chữa cháy cơ giới là gì?

Phương tiện chữa cháy cơ giới là gì? Phương tiện chữa cháy cơ giới là hạng mục các loại phương tiện trong công tác phòng cháy chữa cháy được quy định theo pháp luật. 

Công tác phòng cháy chữa cháy bao gồm tất cả các công việc như: huy động và triển khai lực lượng, các loại phương tiện phòng cháy chữa cháy, ngắt điện, tổ chức cứu nạn, dập tắt đám cháy, ngăn đám cháy lan rộng,…

Các loại phương tiện chữa cháy cơ giới cơ bản bao gồm :

  • Các loại phương tiện chữa cháy thông thường: xe chữa cháy có téc và xe chữa cháy không téc.
  • Các loại xe chữa cháy chuyên dụng dành cho sân bay, đi rừng, xe chữa cháy hoá chất, xe chữa cháy chống các cuộc biểu tình gây mất trật tự,…
  • Các loại máy bay chữa cháy, tàu chữa cháy.
  • Những loại phương tiện phục vụ dành riêng cho chữa cháy bao gồm: xe thang, xe nâng, xe bơm nước, xe chở hoá chất, xe chở người đi làm nhiệm vụ, xe cứu nạn, xe kỹ thuật,…
  • Các loại máy bơm nước dành riêng cho chữa cháy: máy bơm khiêng tay, máy bơm nổi và máy bơm rơ mooc.

>>> Xem thêm sản phẩm có thể bạn quan tâm: các loại bình chữa cháy

Cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy cơ giới là gì?

Cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy
Cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy

Cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy cơ giới bao gồm những gì? Trong quy định của nhà nước, các phương tiện chữa cháy cơ giới cần phải được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ hàng tháng. Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chữa cháy, phòng cháy. Cụ thể thông tin bao gồm như sau:

Động cơ

  • Kiểm tra hệ thống chân xupap.
  • Kiểm tra hệ thống tấm nệm của nắp máy, cổ hút và cổ xả.
  • Kiểm tra khả năng nén trong xilanh của động cơ.
  • Kiểm tra hoạt động của bình bơm xăng.
  • Kiểm tra các đường dẫn xăng và điều chỉnh mức xăng của buồng phao. 
  • Kiểm tra hoạt động của hệ thống quạt gió, van xả và hệ thống dẫn nước làm mát.

Gầm xe

  • Kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống phanh tay, phanh chân.
  • Kiểm tra trạng thái hoạt động của má phanh, lò xo, ổ trục ở bánh xe.
  • Kiểm tra hệ thống hoạt động của bánh xe và điều chỉnh vặn chặt các đai ốc.
  • Khi xe đã chạy được 12.000km thì phải kiểm tra và thay dầu hộp số. Xe chạy từ 25.000 – 30.000km thì cần tiến hành thay dầu giảm xóc.
  • Kiểm tra trạng thái hoạt động của ổ trục bánh xe, bảo dưỡng thay mở của ổ trục. Điều chỉnh ổ trục để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển xe.
  • Kiểm tra trạng thái hoạt động của gầm xe, bôi một lớp mỡ phấn lên các bề mặt lá nhíp trước và sau của hệ thống.
  • Kiểm tra dầu của xe, nếu thiếu thì cần phải bổ sung ngay.
  • Kiểm tra bánh lái của xe.

Hệ thống bơm nước chữa cháy

Hệ thống bơm nước chữa cháy
Hệ thống bơm nước chữa cháy
  • Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các khóa van để đảm bảo hệ thống được điều khiển dễ dàng.
  • Kiểm tra trạng thái hoạt động của bơm nước, hệ thống ốc, bu lông, đồng hồ cao áp và hạ áp.
  • Kiểm tra hệ thống vòi hút, gioăng để đảm bảo độ kín khi nước được bơm vào.
  • Kiểm tra trạng thái hoạt động của hệ thống trộn bọt hoà không khí.
  • Kiểm tra hệ thống téc nước chữa cháy xem có bị han gỉ bộ phận nào không.

Đối với các bộ phận của xe chuyên dụng trong công tác phòng cháy chữa cháy

  • Kiểm tra hệ thống cần trục, khối trượt, trục đỡ và con lăn của các tầng thang.
  • Kiểm tra trạng thái hoạt động của con xích hỗ trợ trục thang.
  • Kiểm tra hệ thống máy bơm thuỷ lực. Kiểm tra áp lực dầu của máy bơm thuỷ lực. Kiểm tra và điều chỉnh xiết chặt lại hệ thống ốc của trục bơm.
  • Kiểm tra xe định kỳ 3 tháng một lần.
  • Kiểm tra và vệ sinh cổ góp điện hệ thống trục quay. 
  • Kiểm trệ hệ thống cầu chì. 
  • Kiểm tra áp suất hoạt động của hệ thống van điều khiển áp lực chính, hệ thống mạch.
  • Kiểm tra khả năng hoạt động của vòi phun nước, hộ số giảm tốc.

Đối với tàu, xuồng chữa cháy

Tàu, xuồng chữa cháy
Tàu, xuồng chữa cháy
  • Bảo dưỡng vỏ máy: lau chùi, sơn sửa lại đối với những loại xe được làm từ kim loại mỗi năm 1 lần. Đối với phương tiện có vỏ bằng gỗ thì phải lên đà cạo rong rêu, đốt và sơn lại mỗi năm 2 lần. 
  • Bảo dưỡng máy: kiểm tra hệ thống hoạt động của máy thường xuyên để đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động.

Trên đây, PCCC Hùng Gia Phát đã cung cấp và chia sẻ cho các bạn thông tin về phương tiện chữa cháy cơ giới là gì và cách bảo dưỡng các loại phương tiện chữa cháy cơ giới. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. PCCC Hùng Gia Phát luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.

Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây

Trả lời

0941 900 114