Quy định giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những khoản mục gì? Tất cả thông tin sẽ được chia sẻ ở bài viết dưới đây
Hiện nay trên cả nước các vụ cháy nổ vẫn còn diễn ra nhiều tại nhiều tòa nhà chính vì thế các cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ lưỡng cũng như chặt chẽ hơn ngay từ khâu cấp giấy phép hoạt động cho hệ thống PCCC. Vậy thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì? Những trường hợp nào cần xin cấp phép? Để biết được câu trả lời, bạn hãy đọc ngay những quy định giấy phép phòng cháy chữa cháy ở bài viết ngay dưới đây nhé!
Điều kiện cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy dù ở bất cứ nơi đâu, khi lắp đặt vẫn cần phải được tuân thủ đúng, đủ các quy định đề ra mới được cấp phép sử dụng. Để được cấp phép cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, từng loại hình sẽ có những yêu cầu riêng. Tuy nhiên cần đạt đủ các quy định giấy phép phòng cháy chữa cháy như sau:
- Cần phân công trách nhiệm cho các cá nhân cũng như có quy định rõ ràng.
- Có biển nội quy, sơ đồ chỉ dẫn cũng như hướng dẫn phòng cháy, thoát nạn trong trường hợp cháy nổ.
- Lực lượng PCCC có kinh nghiệm, bằng cấp cũng như chứng chỉ được đào tạo, huấn luyện.
- Quy trình kỹ thuật rõ ràng, đảm bảo an toàn về PCCC một cách phù hợp.
>>> Xem thêm dịch vụ : thi công hệ thống pccc
Các trường hợp cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
Những trường hợp như sau cần tuân thủ theo đúng quy định giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định nghiêm ngặt. Bởi đây là những trường hợp dễ xảy ra hỏa hoạn, hậu quả khi xảy ra nếu không được chữa kịp thời vô cùng lớn. Thông tin quy định cụ thể gồm:
- Trường học, học viên, trường cao đẳng và học viện trên 5000m3 hoặc mầm non từ 100 người trở lên cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
- Những địa chỉ khám bệnh, nhà điều dưỡng hay bệnh viện của phường cần làm thủ tục theo đúng quy định giấy phép phòng cháy chữa cháy có từ 21 giường bệnh trở lên.
- Các khu dân cư, khu công nghiệp, nông nghiệp hoặc các dự án cải tạo lại đô thị.
- Các công trình văn hóa, di tích lịch sử cấp tỉnh hoặc có thẩm quyền trực tiếp của cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc Chính Phủ.
- Các khu bảo tàng, triển lãm từ cấp tỉnh trở lên.
- Rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát hay các trung thâm hội nghị, tiệc lớn có chỗ ngồi từ cho 300 người trở lên cần làm giấy phép PCCC. Bên cạnh đó, các sân vận động với diện tích chứa khoảng 5000 chỗ ngồi hay nhà thi đấu thể thao chứa 200 người.
- Những khu vui chơi giải trí đông người hoặc các địa chỉ công cộng có khối tích từ 1000 m3.
- Những đơn vị bưu chính viễn thông, đài phát thanh truyền hình từ cấp huyện trở lên.
- Các gian chợ, siêu thị hay trung tâm thương thương mại có khối tích từ 1000 m3 trở lên và các gian hàng tại đây có tổng diện tích lên đến 300 m2.
- Những khách sạn, tòa nhà có số tầng từ 5 trở lên.
- Khu tàu điện ngầm, đường sắt có quy mô chiều dài lên đến 2000m. Gara oto có chỗ chứa từ 5 xe trở lên và những nơi hoạt động dưới hầm có khối tích tối thiểu từ 1000m3 đều cần giấy cấp phép phòng cháy chữa cháy.
- Những công trình sản xuất công nghiệp hoặc công trình an ninh quốc phòng có bộ phận dễ nguy cơ cháy nổ cao
- Những trụ sở hành chính thuộc các cơ quan chuyên môn hoặc từ cấp xã trở lên.
- Cảng biển, cảng hàng không cấp IV.
Thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy
Trước khi tiến hành xin thủ tục, các đơn vị cần chuẩn bị những giấy tờ như sau cho bản hồ sơ: bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC, đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, bảng thống kê thiết bị PCCC, quyết định thành lập đội PCCC và các phương án chữa cháy…
Sau khi đầy đủ các thủ tục như trên, bạn cần nộp các biên bản hồ sơ này để xin giấy phép PCCC lên Cục Cảnh Sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Khi Cục Cảnh Sát sẽ xem xét hồ sơ, cán bộ tại đây sẽ cảm kiểm tra tính hợp lệ.
Khi hồ sơ đầy đủ và đạt tiêu chuẩn, các cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo bản nộp phí của Cục Cảnh Sát. Ngược lại trong trường hợp cá nhân, tổ chức không đạt tiêu chuẩn ở khoản mục nào, cán bộ sẽ đưa phiếu hướng dẫn yêu cầu đơn vị bổ sung hoàn chỉnh lại. Và căn cứ theo ngày hẹn được ghi trên phiếu nhận hồ sơ, cá nhân hoặc tổ chức đến địa chỉ được thông báo để nhận kết quả. Thời gian nhận kết quả sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần.
Bên trên là những thông tin về quy định giấy phép phòng cháy chữa cháy mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết này, các cá nhân cũng như tổ chức cần biết được điều kiện cũng như thủ tục cấp giấy phép cho hệ thống PCCC tại đơn vị mình. Nếu bcos bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề phòng cháy chữa cháy này, hãy truy cập ngay website của công ty Hùng Gia Phát để tìm hiểu thêm thông tin nhé!
Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây