Quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy nên biết

Quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy cụ thể như thế nào? Các đơn vị, cá nhân nào cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy?

Theo quy định của pháp luật, các đơn vị, tổ chức muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thì cần phải được cấp giấy phép PCCC. Vậy cụ thể quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy như thế nào? Các ngành nghề, cơ sở kinh doanh nào bắt buộc phải có giấy phép PCCC… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Các quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy theo pháp luật Việt Nam ban hành
Các quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy theo pháp luật Việt Nam ban hành

Quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy 

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là giấy tờ, tài liệu để chứng minh một đơn vị, tổ chức kinh doanh đủ điều kiện thực hiện các hoạt động phòng cháy chữa cháy theo đúng pháp luật. Theo quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy thì nó là một loại giấy tờ bắt buộc phải có khi đơn vị chủ đầu tư, cá nhân/ chủ phương tiện làm các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng, hoạt động kinh doanh.

Giấy phép PCCC là bắt buộc và có thời hạn
Giấy phép PCCC là bắt buộc và có thời hạn

Đồng thời, nó là một loại giấy phép có thời hạn. Trong trường hợp, giấy phép hết hạn thì chủ đầu tư/ doanh nghiệp/ cá nhân cần phải xin gia hạn hoặc cấp mới.

Trường hợp cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Các trường hợp cần xin giấy phép PCCC bao gồm 2 nhóm chính: dựa theo ngành nghề và dựa theo loại hình cơ sở/ phương tiện. Cụ thể như sau:

Các nhóm ngành nghề

  • Các dự án xây dựng hoặc quy hoạch, cải tạo khu đô thị, khu dân cư hay các khu chế xuất, khu công nghiệp…hay dự án liên quan đến các công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy đô thị, khu công nghiệp – chế xuất… thuộc thẩm quyền phê duyệt từ cấp huyện trở lên.
  • Học viên, đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, THPT, … có khối tích cơ sở từ 5000m3 trở lên hay các khu vực nhà trẻ, trường học mẫu giáo có quy mô từ 100 cháu trở lên.
  • Các cơ sở bệnh viện từ cấp huyện trở lên, khu điều dưỡng, cơ sở y tế và khám chữa bệnh có sức chứa 21 giường bệnh trở lên.
  • Các trung tâm hội nghị, nhà văn hoá, nhà hát, rạp chiếu phim… có quy mô từ 300 chỗ ngồi trở lên. 
  • Các trung tâm thi đấu thể thao trong nhà có quy mô từ 200 chỗ trở lên hay sân thể thao ngoài trời có quy mô từ 5000 chỗ trở lên,
  • Các khu vui chơi giải trí, vũ trường, quán bar,..  có khối tích từ 1500 m3 trở lên.
  • Các khu công trình công cộng sở hữu khối tích từ 1000m3 trở lên.
Nhóm ngành nghề cần xin giấy phép PCCC
Nhóm ngành nghề cần xin giấy phép PCCC
  • Trung tâm bảo tàng, triển lãm, thư viện , khu vực nhà lưu trú từ cấp tỉnh trở lên
  • Trung tâm hội chợ, khu di tích lịch sử, các công trình lịch sử văn hoá khác trực thuộc cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý của cấp Bộ, các cơ quan ban ngành ngang Bộ hay các cơ quan thuộc Chính Phủ.
  • Theo quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy Khu vực chợ kiên cố thuộc cấp huyện trở lên. Các khu vực trung tâm thương mại hay siêu thị có tổng diện tích của các gian hàng từ 300m2 trở lên hay khối tích trên 1000 m3 cần xin giấy phép PCCC
  • Các công trình truyền hình – phát thanh và bưu chính viễn thông thuộc từ cấp huyện trở lên.
  • Các khu vực trung tâm chỉ huy, điều hành và điều độ có quy mô khu vực và thuộc từ cấp tỉnh trở lên.
  • Các khu vực cảng hàng không, cảng biển, các cảng đường thuỷ nội địa thuộc từ cấp IV trở lên. Bến xe ô tô tính từ cấp huyện và các khu vực nhà ga của đường sắt có diện tích mặt sàn tổng trên 500 m2.
  • Các tòa nhà chung cư có chiều cao từ 5 tầng trở lên; nhà đa năng hay khách sạn/ nhà nghỉ có chiều cao trên 4 tầng hoặc có khối tích tính lớn hơn hoặc bằng 5000 m3.
  • Các trụ cơ của cơ quan hành chính tính từ cấp xã trở lên; các trụ sở cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp hoặc tổ chức chính trị – xã hội có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc sở hữu khối tích lớn hơn hoặc bằng 5000 m3.
  • Công trình trực thuộc các cơ sở/ trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ cao có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc sở hữu khối tích từ 5000 m3 trở lên.
  • Các công trình tàu điện ngầm hay hầm đường sắt sở hữu chiều dài lớn hơn hoặc bằng 2000m; khu vực hầm đường bộ có chiều dài tính từ 100m trở lên, khu vực gara ô tô có sức chứa tối thiểu từ 5 chỗ; hoặc các công trình trong hang/ hầm có diễn ra các hoạt động sản xuất/ bảo quản hay sử dụng các nguyên vật liệu gây cháy, nổ và sở hữu khối tích lớn hơn hoặc bằng 1000 m3.
  • Các khu vực kho chứa vũ khí, các nguyên vật liệu gây nổ, các công cụ hỗ trợ, cơ sở xuất nhập, chế biến, bảo quản và vận chuyển dầu mỏ cũng như các chế phẩm sản xuất từ dầu mỏ, vật liệu nổ công nghiệp hoặc khí đốt.
  • Các công trình sản xuất công nghiệp có mức độ nguy cơ cháy nổ hạng A, B, C, D, E trực thuộc dây chuyền sản xuất công nghệ chính và sở hữu khối tích từ 1000m3 trở lên.
  • Các cửa hàng/ cơ sở kinh doanh xăng dầu có ít nhất từ 1 cột bơm trở lên hay các cơ sở kinh doanh khí đốt có hàm lượng khí tồn ít nhất từ 70 kg.
  • Khu vực nhà máy điện hay trạm biến áp có điện áp ít nhất từ 110kV trở lên.
  • Khu vực nhà máy đóng/ sửa chữa tàu, sửa chữa/ bảo dưỡng máy bay.
  • Khu vực nhà kho chứa vật tư/ hàng hoá/ bao bì có khả năng bắt cháy sở hữu khối tích ít nhất từ 1000 m3.
  • Các công trình an toàn, an ninh quốc phòng có nguy hiểm liên quan đến cháy, nổ hoặc nơi có yêu cầu được bảo vệ đặc biệt.

>>> Xem thêm dịch vụ : lắp đặt hệ thống báo cháy

Các cơ sở và phương tiện

Các cơ sở kinh doanh phải có giấy phép PCCC
Các cơ sở kinh doanh phải có giấy phép PCCC

Dựa theo quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy thì các cơ sở và phương tiện sau trước khi được cấp phép hoạt động sẽ phải xin giấy phép PCCC:

  • Nhà ở, khách sạn, nhà cho thuê dịch vụ văn phòng, văn phòng làm việc có chiều cao ít nhất từ 7 tầng trở lên.
  • Các cơ sở sản xuất và chế biến xăng/dầu/ khí đốt hoá lỏng hay các loại hóa chất dễ gây cháy, nổ thuộc mọi quy mô khác nhau.
  • Các cơ sở sản xuất – gia công hoặc sử dụng, bảo quản các nguyên vật liệu gây nổ.
  • Khu vực kho chứa xăng dầu sở hữu tổng diện tích từ 500m3 trở lên hoặc các kho chứa khí đốt, chất hoá lỏng có tổng trọng lượng lớn hơn hoặc bằng 600kg.
  • Các cửa hàng/ cơ sở kinh doanh các loại hóa chất xăng dầu, khí đốt hoặc chất hoá lỏng.
  • Các khu chợ xây dựng kiên cố có diện tích ít nhất từ 1200m2 trở lên hay có ít nhất 300 hộ tham gia hoạt động kinh doanh trở lên. Tổng diện tích các gian hàng kinh doanh từ 300m2 trở lên hoặc sở hữu tổng khối tích ít nhất từ 1000m3 trở lên.
  • Khu vực nhà máy nhiệt điện có công suất hoạt động từ 100000 kW trở lên hay các nhà máy thuỷ điện sở hữu công suất ít nhất từ 20000 kW và các trạm điện biến áp có mức điện áp ít nhất từ 220 KV.
  • Các phương tiện tham gia giao thông cơ giới sở hữu từ 4 chỗ ngồi trở lên hoặc các phương tiện giao thông có vận chuyển các loại chất hoặc hàng hoá có cảnh báo nguy hiểm về cháy nổ.

Trên đây là tổng hợp các quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy mà bất kỳ ai cũng cần phải biết. Để từ đó, trang bị đầy đủ cho mình và đạt đủ các điều kiện để kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định pháp luật.

Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây

Trả lời

0941 900 114