Nội Dung Bài Viết
Bột trong bình chữa cháy là bột gì là thắc mắc của rất nhiều người khi nhắc đến bình chữa cháy. Theo dõi bài viết tìm câu trả lời thích hợp nhất.
Bột trong bình chữa cháy là bột gì? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người khi nhắc đến bình chữa cháy. Đó là loại bột gì, công dụng như thế nào mà giúp cho bình chữa cháy có thể hoạt động một cách hiệu quả được? Đừng lo lắng! Tất cả những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề trên sẽ được PCCC Hùng Gia Phát giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Cấu tạo của một bình chữa cháy dạng bột
Chất trong bình chữa cháy là gì? Đó là một dạng chất bột khô, có màu trắng có tác dụng ngăn ngừa vô cùng hiệu quả nếu phát sinh đám cháy nhỏ. Cụ thể đối với một bình chữa cháy dạng bột thì gồm có hai thành phần chính: bộ phận khí đẩy và bột chữa cháy. Vậy khí đẩy là gì và bột trong bình chữa cháy là bột gì? Chi tiết như sau:
Khí đẩy
Khí đẩy là một loại khí trơ không cháy, không dẫn điện áp ở dưới 50kV, thường là các khí N2, CO2,.. Đây là các loại khí được nạp chung với bột chữa cháy vào bên trong bình chữa cháy. Hầu hết, hiện nay, khí trong bình chữa cháy đều được nén dưới một áp suất nhất định bên trong bình. Khi mở van và bóp cò thì lượng khí trong bình sẽ đẩy chất chữa cháy ra ngoài và phun vào đám cháy.
Tùy vào từng loại bình chữa cháy mà khí đẩy bên trong có thể là N2 (bình chữa cháy dạng bột), CO2 (bình chữa cháy dạng khí). Nếu sử dụng hết hoàn toàn có thể nạp lại được vào trong bình. Khí đẩy trong bình chữa cháy đều là khí không độc, không cháy, an toàn đối với người sử dụng và môi trường xung quanh.
>>> Xem thêm dịch vụ : lắp đặt hệ thống báo cháy
Bột trong bình chữa cháy là bột gì?
Bột trong bình chữa cháy là bột gì? Bột trong bình chữa cháy là một loại chất chữa cháy dạng bột, không cháy. Nó có ký hiệu loại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó. Bên trong bột chữa cháy thì chiếm đến 80% là NaHCO3 còn lại là các chất phụ gia khác. Cơ chế hoạt động của loại bột NaHCO3 này như sau:
- Khi bóp cò bình chữa cháy, bột trong bình và khí đẩy sẽ được thoát ra ngoài. Lúc đó, bột NaHCO3 trong chất chữa cháy sẽ tác dụng với nhiệt trong đám cháy để sinh ra khi CO2 làm ngạt đám cháy, ngăn cho đám cháy lan rộng.
- Cụ thể CO2 sẽ ngăn đám cháy tiếp xúc với O2 có trong không khí để cháy. Khi khí CO2 sinh ra sẽ khiến cho các vùng xung quanh không đủ O2 để duy trì sự cháy, dẫn tới việc đám cháy sẽ tự tắt.
- Khí CO2 sinh ra từ phản ứng hóa học của muối NaHCO3 bị phân hủy có tác dụng của nhiệt độ theo phương trình phản ứng hóa học sau: NaHCO3-> Na2CO3 + CO2 + H20.
Nhưng lưu ý khi sử dụng các bình chữa cháy dạng bột
Để việc sử dụng bình chữa cháy có hiệu quả đặc biệt là với các bình chữa cháy dạng bột thì khi sử dụng, khách hàng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Dù đối với bất cứ loại chất gì thì việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng là việc đầu tiên bạn cần phải làm. Đọc kỹ hướng dẫn để nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để có thể bố trí dập các đám cháy cho phù hợp nhất. Tránh dẫn đến tình trạng đám cháy không phù hợp với loại bình chữa cháy dạng bột đang sử dụng, vừa không dập được lại gây ra nhiều hậu quả khác.
Lưu ý đến cách thức phun
Khi phun cần phải đứng ở đầu hướng gió đối với những đám cháy bên ngoài và đứng ở gần cửa ra vào đối với những đám cháy bên trong. Đây là nguyên tắc cần nhớ hàng đầu khi phun để đảm bảo an toàn có hiệu quả nhất. Bạn cần phải phun cho tới khi đám cháy tắt hẳn mới được ngừng phun, tránh tình trạng vẫn còn sơ suất để không dập được mà còn làm đám cháy lan rộng hơn.
Đối với các đám cháy bằng chất lỏng, phải phun bảo phủ lên bề mặt cháy. Tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng để đề phòng chúng bắn ra ngoài, làm lan rộng đám cháy. Thêm vào đó, khi phun cần tùy thuộc vào lượng đám cháy và lượng khí đẩy còn trong bình để chọn vị trí, khoảng cách đứng sao cho phù hợp. Luôn giữ tư thế thẳng đứng khi phun để việc phun đạt được hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt với bình chữa cháy đã qua sử dụng thì cần để riêng, tránh nhầm lẫn với bình mới.
Chú ý đến loại hóa chất cặn bã được sinh ra sau khi đám cháy được dập
Bột trong bình chữa cháy phần lớn là NaHCO3. Vì vậy, NaHCO3 sau khi bị phân hủy bởi nhiệt sẽ sản sinh ra một lượng lớn bột Na2CO3 sau đám cháy. Chất hóa học dạng bột này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện tử. Do đó, mà tuyệt đối không được sử dụng các loại bình chữa cháy dạng bột trong các hộ gia đình, nhà ở riêng của cá nhân.
Các loại bình chữa cháy dạng bột thường được sử dụng trong không gian rộng, ít có các thiết bị điện tử: công trường, khu vực công cộng,.. Nếu muốn sử dụng gia đình, hãy sử dụng bình chữa cháy dạng khí.
Trên đây là toàn bộ phần giải đáp mà PCCC Hùng Gia Phát muốn gửi đến cho câu hỏi bột trong bình chữa cháy là bột gì? Cảm ơn đã quan tâm và theo dõi.
Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây