Quy định về thang máy chữa cháy cho nhà cao tầng

Quy định về thang máy chữa cháy được ban hành nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa trong việc phòng và chữa cháy tại nhà cao tầng

Thang máy cứu hoả hay thang máy chữa cháy là thiết bị vận chuyển tự động và hiệu quả người và vật phục vụ nhu cầu cứu hoả khẩn trương và an toàn. Để thực hiện được nhiệm vụ này, thiết bị trên cần được lắp đặt đảm bảo theo quy định về thang máy chữa cháy đã được quy định và ban hành trong thời gian hiện tại. Quy định này được nêu trong mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD đáp ứng TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003).

>>> Xem thêm sản phẩm có thể bạn quan tâm: các loại bình chữa cháy

Yêu cầu lắp đặt thang máy chữa cháy hiện nay

Theo quy định hiện hành về PCCC tại các tòa nhà, việc bố trí thang máy chữa cháy là cần thiết. Điều này nhằm mục đích vận chuyển phương tiện chữa cháy cũng như lực lượng tham gia chữa cháy cũng như nạn nhân trong vụ cháy.

Tại các tòa nhà cao tầng, thang máy cứu hoả là rất cần thiết
Tại các tòa nhà cao tầng, thang máy cứu hoả là rất cần thiết

Thang máy cứu hỏa cùng các phương tiện cứu nạn liên quan cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn hiện nay. Trong đó, loại thang này sẽ được lắp đặt tại các khoang cháy (khu vực được thiết kế riêng có cấu tạo là tường ngăn cháy loại 1 có khả năng chống cháy) của các tòa nhà với chiều cao từ 28m trở lên.

Thang máy chữa cháy được lắp đặt tại khoang cháy. Vị trí cụ thể ở đây cần đảm bảo giếng thang phải thông đến hành lang cháy đối diện với từng cửa của mỗi tầng. Điều này nhằm giúp việc thoát hiểm trở lên thuận tiện hơn.

Trường hợp dùng chung giếng thang

Đặc biệt, nếu giếng thang này được sử dụng cùng với thang máy khác thì kết cấu của giếng thang chung này cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tương ứng được quy định. Trong đó, sức chịu lửa là 1 trong những yếu tố cần được quan tâm hơn cả. Tương tự với đó, hành lang phòng cháy và phòng máy lắp đặt thang cũng cần khả năng chịu lửa tương đương như trên.

Một số sơ đồ bố trí thang máy chữa cháy
Một số sơ đồ bố trí thang máy chữa cháy

Trường hợp dùng chung giếng thang đồng thời không có tường chịu lửa ngăn cách giữa thang cứu hoả và thang thông thường, quy định về thang máy chữa cháy còn yêu cầu tất cả thang máy và các thiết bị tương ứng với chung phải được phòng cháy như thang máy chữa cháy.

Đối với nguồn điện cung cấp cho thang

Đồng thời với đó, tất cả thành phần cáp điện sử dụng trong việc lắp đặt và nối nguồn điện cung cấp cho thang máy chữa cháy đều cần được cách ly riêng rẽ với nhau cũng như với nguồn điện. Tất cả phần dây cáp này cũng cần được phòng cháy hiệu quả và an toàn.

Tất cả nguồn điện cho thang máy cần đảm bảo
Tất cả nguồn điện cho thang máy cần đảm bảo

Đối với hệ thống điện và hệ thống chiếu sáng: Các nguồn điện được sử dụng cung cấp cho những hệ thống này được phân chia chính, phụ. Nguồn điện phụ bao gồm: Nguồn khẩn cấp, nguồn dự phòng, nguồn luân phiên.

Không chỉ nguồn điện chính, nguồn điện phụ cũng cần đảm bảo khả năng cung ứng đầy đủ năng lượng để vận hành thang máy 1 cách hoàn toàn bình thường. Điều này cũng có nghĩa là điện cần đảm bảo thang đáp ứng được trọng tải định mức và thời gian hoạt động đủ dài phục vụ cho quá trình chữa cháy, cứu hộ, …

>>> Xem thêm dịch vụ : thi công hệ thống pccc

Kích thước, trọng tải tiêu chuẩn của thang

Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng, thang máy chữa cháy còn cần đảm bảo kích thước tiêu chuẩn. Tất cả bộ tiêu chuẩn chi tiết này được lựa chọn từ hệ thống tiêu chuẩn TCVN 7628-1 (ISO 4190-1) được công nhận cấp quốc gia. Từng toà nhà, không gian sẽ yêu cầu 1 kích thước và trọng tải phù hợp.

Trong đó, loại thang này không bao giờ có kích thước chiều rộng nhỏ hơn 1100 mm. Cùng với đó chiều siêu tối thiểu lớn hơn 1400 mm. Theo đó, mỗi hệ thống thang máy cứu hoả hiện nay cần đảm bảo tải trọng ít nhất là 630kg hoặc lớn hơn

Cùng với đó, Quy định về thang máy chữa cháy về chiều rộng của lối vào cabin cũng cần đảm bảo tối thiểu là 800 mm hoặc lớn hơn. Điều này phụ thuộc vào từng cơ sở, diện tích…

Đối với các loại thang máy chữa cháy được thiết kế nhằm phục vụ công việc sơ tán người, tiêu chuẩn này có những điểm khác biệt. Cụ thể, do loại thang này có thể được thiết kế 2 lối vào hoặc thang nhắm đến việc vận chuyển thêm băng ca hoặc giường bệnh, tải trọng của thang cần đảm bảo thông số tối thiểu là 1000kg. Cùng với đó, chiều rộng cabin cần là 1100 mm, chiều sâu là 2100 mm.

Các quy định về thang máy chữa cháy khác

Ngoài những quy định trong thiết kế, lắp đặt nói trên, thang máy chữa cháy phải phù hợp với từng toà nhà, môi trường lắp đặt. Vì là thiết bị điện nên việc chống nước và vị trí lắp đặt nên tránh xa nguồn nước là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn của người và vật từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại về sau.

Những quy định trên giúp bạn an toàn hơn khi có đám cháy
Những quy định trên giúp bạn an toàn hơn khi có đám cháy

Quy định về thang máy chữa cháy trên đây là mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn và góp phần đem lại sự an toàn để chung cư, toà nhà có thể chống lại những hậu quả không mong muốn sau mỗi vụ hoả hoạn. Trên tất cả, chúng ta vẫn cần luôn luôn cẩn trọng, chú ý trong mọi hoạt động để “giặc lửa” không có cơ hội phát triển, lăm le đến cuộc sống.

Xem đường đi đến PCCC Hùng Gia Phát tại đây

Trả lời

0941 900 114